Sunday, September 13, 2009

Rethinking the future - Thu hoạch sách!

Dạo này bận nghiên cứu thêm về tài chính, kế toán, thẻ, ... với support bạn bè nên tối mắt, tối mũi. Máy tính thì đang đơ -> format cài lại win thì mua phải đĩa lởm -> ngày mai mới có hàng về cài. Haizzz ... !


Đề: Từ quan điểm cá nhân của bạn kết hợp với những gì đã bạn “đọc” được từ cuốn sách “Tư duy lại tương lai”, hãy viết một bài luận để trả lời câu hỏi sau:
Tại sao cần phải tư duy lại tương lai? Tư duy lại tương lai cụ thể là tư duy lại những vấn đề gì? Theo bạn, vấn đề nào trong số đó là quan trọng nhất đối với thế hệ doanh nhân mới?
(Độ dài: Từ 800 – 2000 từ)

Bài làm:
“Rethinking the future” là một quyển sách hàm chứa trong nó một khối lượng kiến thức rất uyên bác của những giáo sư đầu ngành. Tại thời điểm này – năm 2009, người đọc có cảm nhận nhiều quan điểm của người viết là hiển nhiên. Tuy nhiên xét tại thời điểm quyển sách được xuất bản – năm 1998: thế giới lúc chưa biết Google là ai, Internet đang hình thành và phát triển mạnh mẽ như thế nào, … và nó đã phản ánh chính xác những gì đang diễn ra cho tới thời điểm này. Như thế, người đọc mới có thể cảm nhận được giá trị to lớn mà quyển sách mang lại.

Why rethinking the future?
“Không ai có thể lái xe đi đến tương lai theo một chương trình đã cài đặt sẵn”
Rowan Gibson – Rethinking the future
Trong lịch sử kinh doanh có rất nhiều những công ty nổi danh là bất khả chiến bại nhưng đã ngủ quên trên chiến thắng và cuối cùng thất bại. Hàng năm, rất nhiều các công ty bị rơi rụng khỏi danh sách xếp hạng 500 công ty hàng đầu của tạp chí Fortune, trở thành kẻ bị loại đứng ngoài cuộc trên con đường đi tới tương lai.

Trong thời kỳ sau chiến tranh, Liên Xô liên tục tăng trưởng kinh tế nhanh hơn Hoa Kỳ, và nếu xu hướng này cứ tiếp tục thì Liên Xô sẽ vượt Hoa Kỳ vào khoảng giữa những năm 1980. Tuy nhiên, thực tế ngược lại Liên Xô đột nhiên biến đổi theo chiều ngược lại hầu như trong chớp nhoáng và đã tan rã sau đó.

Trong những năm 1980, thế giới đã từng tiên đoán GNP tăng trưởng nhanh chóng của Nhật sẽ đạt mức cao nhất thế giới vào năm 2000. Thế nhưng, vào năm 1998 tình hình kinh tế của Nhật Bản thảm hại và cuộc bùng nổ đã kết thúc một cách bi thảm và ê chề.

Con đường chấm dứt tại đây – tương lai không phải là sự tiếp tục của quá khứ. Cuộc hành trình đi đến tương lai sẽ là diễn biến nằm ngoài kinh nghiệm đã trải qua và cần phải thay đổi tư duy một cách tương ứng.

What rethinking the future?
Tư duy lại các nguyên tắc. Trong nền kinh tế toàn cầu, để sản xuất được sản phẩm với chất lượng cao và chi phí thấp nếu không có văn hóa tin cậy và sự tin cậy này xuất phát từ các nguyên tắc. Cuộc sống đầy những biến đổi và bất định, nền kinh tế toàn cầu cũng vậy, do vậy cần phải học cách thích nghi với nó thông qua các nguyên tắc, chứ không phải đi tìm sự chắc chắn mà bản thân nó không có. Không thể bước vào tương lai nếu cứ “ngoái cổ” lại phía sau.

Tư duy lại vấn đề cạnh tranh. Sai lầm của rất nhiều các công ty là lặp đi lặp lại quá trình tìm kiếm một chiến lược vạn năng, điều mà không bao giờ xảy ra. Cốt lõi của một chiến lược cạnh tranh là sự liên kết phối hợp các chức năng và hoạt động. Công nghệ mới sẽ xóa sạch những lợi thế tiềm năng, do vậy các lợi thế còn lại sẽ ngày càng quan trọng hơn. Tuy nhiên, một tham vọng lớn thường đi kèm với rủi ro, để giảm thiểu các rủi ro này cần tạo dựng một cơ sở vững chắc để hướng tới tương lai đồng thời chia sẻ các rủi ro nằm ngoài nguồn lực, hay còn gọi mượn lực của xã hội.

Tư duy lại sự kiểm soát và tính phức tạp. Để chuẩn bị cho tương lai, các doanh nghiệp luôn phải học tập và cập nhật tri thức. Và chìa khóa để phát triển doanh nghiệp là tập trung vào các mặt hạn chế, tăng cường nâng cao chất lượng khâu trọng yếu, để từ đó phát triển sản lượng và phát triển lợi nhuận.

Tư duy lại vai trò lãnh đạo. Sức mạnh của một tổ chức ở việc chia sẻ mục đích và đồng lòng thực hiện mục đích đó. Cần tạo dựng một tư tưởng cho các thành viên trong tổ chức không chỉ làm tốt công việc của ngày hôm nay mà cần phải nghĩ mình sẽ làm gì vào ngày mai.

Tư duy lại thị trường. Đối với nền kinh tế toàn cầu như ngày nay, thị trường rất rộng lớn, cơ hội dành cho tất cả mọi người. Do vậy, để có thể nhận được lợi thế về mặt cạnh tranh cần tập trung vào một phân khúc chuyên biệt của thị trường. Ngày nay, ý nghĩa về mặt thương hiệu cũng không có nhiều khác biệt lắm, do vậy người tiêu dùng có xu hướng so sánh về giá cả. Và tầm quan trọng của thương hiệu trong thời điểm hiện nay thiên về phát triển các khách hàng trung thành hơn là việc phát triển cách khách hàng mới. Cần chuẩn bị và có những dự báo hợp lý về thị trường để có những bước phát triển bền vững.

Tư duy lại thế giới. 500 công ty có mặt trong danh sách của tạp chí Fortune bình chọn chiếm khoảng 5% nền kinh tế của Hoa Kỳ. Điều đó có thể cho thấy, đối với thị trường toàn cầu như ngày nay có nhiều các doanh nghiệp nhỏ, nhưng mạnh và có sức ảnh hưởng lớn. Sự chuyển động của 5 lớp địa tầng kinh tế đã tạo ra một bộ mặt kinh tế toàn cầu với sự cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Tuy nhiên, muốn tồn tại và phát triển các công ty cần có sự hợp tác toàn cầu.

What's the most important for Generation Business 3.0?
Sự phát triển của công nghệ trong nền kinh toàn cầu như ngày nay đã khiến cho thế giới trở nên “phẳng”, thị trường toàn cầu ngày càng khắc nghiệt và khốc liệt hơn. Theo quan điểm của tôi, việc tư duy lại thị trường là quan trọng nhất đối với thế hệ doanh nhân mới.

Với sự kiện Việt Nam hội nhập nền kinh tế thế giới WTO, rất nhiều các tập đoàn đa quốc gia đã và đang chuẩn bị các cuộc đổ bộ lớn vào thị trường Việt Nam là những thách thức rất to lớn với các doanh nghiệp trong nước. Do vậy, cần có nhận thức đúng đắn và chính xác về những gì đang diễn ra, nếu không chúng ta sẽ bị Knock-out trên chính thị trường “sân nhà” của chúng ta.

Think Global, Act Local!

No comments:

Post a Comment