Friday, March 5, 2010

Tổng hợp Phi Lý Trí - ThinhTQ

Hệ thống kiến thức Phi lí trí

Con người luôn nghĩ rằng mọi hành động của mình đều xuất phát từ lí trí sáng suốt của bản thân. Tuy nhiên, rất nhiều những thí nghiệm được tiến hành do tác giả Dan Ariely đưa ra đã chứng minh những điều hoàn toàn ngược lại. Con người chúng ta thường xuyên rất phi lý trí, và phi lý trí có hệ thống. Cuốn sách đưa ra nhiều những kết luận mới mẻ được rút ra từ chính các trải nghiệm thực tế của tác giả cũng như những thí nghiệm đã tiến hành, khiến cho người đọc có cơ hội khám phá được rất nhiều thông tin mới.




Tính tương đối trong những đánh giá của con người. Tại sao cùng được một số tiền chênh lệch 7.000 VNĐ nhưng với một cái bút 3.000 VNĐ và 1 cái bút 10.000 VNĐ thì ta thường thấy đó là 2 mức giá hoàn toàn khác nhau; nhưng đối với hai bộ comple 5.000.000 VNĐ và 5.007.000 VNĐ thì đó lại là 2 mức giá tương đương nhau ??? Bí mật nằm ở sự tương đối. Con người ta hiếm khi đánh giá một cách độc lập một vật gì đấy mà thường xuyên tìm một vật khác tương tự để so sánh, từ đó rút ra giá trị của vật đó. Một cái máy tính 7.000.000 VNĐ thì sẽ không có tính năng gì nổi bật, nhưng nó sẽ tốt hơn trong mắt người xem nếu nó nằm cạnh một máy tính khác tính năng thấp hơn, giao diện xấu hơn.

Sự mong đợi. Con người thường nhìn nhận thấy giá trị của một vật dưới lăng kính của sự mong đợi của bản thân. Một vật sẽ tốt hơn nếu như người đó mong rằng sẽ tốt hơn, và một vật sẽ không tốt nếu người đó không mong muốn vật đó. Một món ăn sẽ trở nên ngon hơn nếu trước khi ăn, chúng ta được nghe lời mô tả hấp dẫn của người đầu bếp về món ăn đó.

Cung & Cầu. Không phải lúc nào quy luật Cung & Cầu thông thường cũng đúng với mọi thị trường. Quyết định mua hàng của con người có khi xuất phát từ những khó khăn khi mua hàng. Một món hàng khó mua và giá cao trong nhiều trường hợp lại khiến Cầu tăng lên. Cùng một hãng rượu, nhưng nếu có 1 đợt sản xuất đặc biệt chỉ với 2000 chai rượu đặc biệt sẽ khiến Cầu của loại rượu này tăng lên rất cao.

Mỏ neo. Con người thường định giá để mua một mặt hàng theo con số đầu tiên mà người đó gặp. Nếu có ý định mua tivi, và mức giá đầu tiên mà người đó nhìn thấy là 5.000.000 VNĐ thì rất nhiều khả năng cái tivi người đó mua sẽ dao động xung quanh mức giá đó.
Miễn phí. Dù là một món hàng giá trị lớn, hay giá trị nhỏ, nhưng những mặt hàng miễn phí thường có giá trị thu hút người mua hơn rất nhiều.

Quy chuẩn. Con người thường hành động theo hai quy chuẩn thông thường:
- Quy chuẩn xã hội: Căn cứ vào đạo đức, dễ bị phá vỡ bởi quy chuẩn thị trường, và khi bị phá vỡ thì thường không phục hồi lại được.
- Quy chuẩn thị trường: Căn cứ vào giá trị của đồng tiền. Mọi sự đánh giá đều được quy về giá trị của tiền để suy xét.

Bối cảnh & Tính cách. Bối cảnh tác động lớn đến tính cách của con người. Điều đặc biệt là thông thường con người gian lận khi có cơ hội, nhưng sự gian lận đó nằm trong phạm vi nhất định mà xã hội không suy xét. Và đặc biệt, mọi người có thể lấy văn phòng phẩm của công ty về dùng vì lí do riêng mà không hề đắn đo, nhưng lại không hề động đến tiền bạc của công ty dù cho có cơ hội.

Hưng phấn. Trong mỗi người đều có hai phần cùng tồn tại song song là phần Con và phần Người. Ở môi trường bình thường, phần Người thường chiếm ưu thế nhiều hơn và quyết định của con người đưa ra có nhiều phần từ lý trí. Nhưng trong trạng thái hưng phấn, thường phần Con của mỗi người trội hơn, con người thường hành động theo bản năng nhiều hơn.

Trì hoãn. Những việc kéo dài và không gấp gáp thì thường có xu hướng bị trì hoãn, dù kết quả của nó xét về tổng thể rất quan trọng. Và con người thường dễ dãi với bản thân mình. Con người chỉ quyết tâm hành động hơn khi có "tiếng nói từ bên ngoài", tức là áp lực từ ngoài ảnh hưởng lên.

Sở hữu. Bản thân người sở hữu thường đánh giá giá trị của vật sở hữu cao hơn so với những người khác. Điều này giải thích tại vì sao mức sống tăng lên thì dễ, còn khi cần thắt chặt chi tiêu, giảm yêu cầu mức sống xuống thì khó.
Sự lựa chọn. Không phải mọi người gặp khó khăn vì không có cơ hội, mà người ta thường gặp khó khăn với quá nhiều cơ hội. Khi đứng trước nhiều sự lựa chọn, con người thường phân vân lâu hơn so với dự kiến, và rất khó khăn để chọn lựa một vấn đề gì đấy.

Giá cả - Tiền nào của nấy. Tâm lý con người thường xuyên vướng vào quan điểm này. Đồ đắt tiền sẽ có chất lượng cao hơn so với đồ rẻ tiền. Điều ấy giải thích với một vỉ thuốc ngoại đắt tiền thì thường người ta uống vào hết bệnh sớm hơn so với thuộc nội rẻ tiền hơn, mặc dù không ai đánh giá được chất lượng hai loại có khác biệt hay không.

Cá tính. Cá tính thường xuất hiện từ nhu cầu muốn khác biệt của bản thân con người, chứ không hoàn toàn xuất phát từ những sở thích của người đó. Một người có thể gọi một cốc kem dâu dù sở thích của người đó là kem cốm chỉ bởi vì đã có người bạn trước đó gọi cốc kem cốm trước rồi.
--
Best regard!
------------------------------------------------------------------
Tran Quoc Thinh
Technical Manager - MarNET Online Solution JSC - http://marnet.vn/

Mobile: (+84) 915 417 886
Office: 19b/1, De La Thanh, Dong Da Dist, Ha Noi, Viet Nam
Phone: (+84-4) 6659 2786

No comments:

Post a Comment