Friday, August 28, 2009

Chân dung lãnh đạo!

Hix, tuần vừa rồi về HN, tối mắt tối mũi. Còn 1 đống bài tập, nhưng cần tổng hợp cho nó xong -> việc làm bài tập sẽ nhàn hơn! ^^

Phần 1 là quan trọng và khối lượng kiến thức nhiều nhất, nếu clear được các định nghĩa và tư tưởng trong phần 1 -> các phần sau follow theo.

1.Leader là ai? Là gì?
2.Công việc của leader?
3.Tố chất của 1 leader giỏi? Tài năng?
4.Kien thức của leader giỏi?(2W1H → leader giỏi???)
5.Kinh nghiệm cần có → 1 leader giỏi?
6.Điều kiện?

I. Leader
Các vị trí leader:
1 cơ quan
1 tổ chức
1 đơn vị
1 doanh nghiệp
Bản thân

Về bản chất có những nét tương đồng nhau đối với mọi vị trí → Nên thử các vị trí khác nhau để có sự so sánh.

Lãnh đạo là 1 cái nghề
→ Leader giỏi là 1 người hành nghề leader chuyên nghiệp(Leader Pro)
Câu hỏi mở: leader is born or made?

Leader là người giữ vị trí điều hành cao nhất 1 doanh nghiệp → Có thể xem leader là CEO. Xét theo chiều dọc → là người ngồi cao nhất, xét theo chiều dọc → là người đứng ngoài doanh nghiệp. Có thể ví CEO như 1 người nhạc trưởng của 1 dàn nhạc giao hưởng, người nhạc trưởng có vị trí cao nhất, nhưng kô tham gia cụ thể vào 1 vị trí nào đó mà đứng ngoài để vận hành cả dàn nhạc.

Có 2 loại CEO:
1.Thiết lập: kiến tạo, tái tạo → đòi hỏi các yếu tố cơ bản sau:
Tạo được 1 con đường rõ và xa
Tạo nền móng vững chắc
Chọn được người kế vị
2.Vận hành

CEO và Pro-CEO
CEO là một nghề đòi hỏi chuyên nghiệp cao rất cao. Tại VN: nghề CEO nặng về chức hơn là về nghề, còn đối với thế giới thì ngược lại.

Pro-CEO là một người có nghề CEO và lành nghề, hay có thể gọi: một chuyên gia về lãnh đạo. Để trở thành 1 Pro-CEO cần phải: học nhiều và làm nhiều, tuy nhiên cũng cần có 1 số các tố chất nhất định.

Các nghề đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao rất cao: bác sĩ → chịu trách nhiệm sinh mạng của con người, giáo sư → chịu trách nhiệm cho số phận của nhiều thế hệ, luật sư → chịu trách nhiệm cho số phận của con người, CEO → chịu trách nhiệm cho một doanh nghiệp, …

Về chuyên môn có thể chia thành: ngành(công ty, sản phẩm/dịch vụ), nghề(người, công việc). Do vậy, 1 CEO có thể chuyển đổi được các ngành khác nhau. Tuy nhiên, đối các ngành đặc biệt: Ngân hàng, Tài chính, Bảo hiểm → đòi hỏi CEO phải nắm được chuyên môn của ngành. Và đối với các Công Ty vừa và nhỏ → 1 CEO cũng phải có am hiểu về ngành.

Nghề CEO
Phức tạp
Thách thức
Áp lực
Đòi hỏi chuyên nghiệp cao
...
Nhưng:
Thu nhập rất cao
Đức cao vọng trọng → sang :D
Lãnh đạo và quản lý những người khác
...

Phân biệt Boss và Leader.
A boss creates fear, a leader confidence.
A boss fixes blame, a leader corrects mistakes.
A boss knows all, a leader asks questions.
A boss makes work drudgery, a leader makes it interesting.
A boss is interested in himself or herself, a leader is interested in the group.--Russell H. Ewing

Phân biệt CEO – Doanh Nhân – Nhà Đầu Tư?
Có thể hiểu 2 lúa như sau: CEO vừa là chức + là nghề. Doanh Nhân chỉ là nghề, đối với Nhà Đầu Tư thì tùy.
Doanh Nhân là người làm nghề Kinh Doanh
Doanh Nghiệp là một tổ chức làm Kinh Doanh
→ Doanh Nhân là những người điều hành tổng thể 1 Doanh Nghiệp → CEO là Doanh Nhân, nhưng 1 Doanh Nhân kô nhất thiết phải là CEO.

II. Công việc của leader là gì?
Định nghĩa 1 cách 2 lúa như sau: Leader là người lead nhưng kô đơ, :D
Lead(dẫn và dắt)
Dẫn đường → chiến lược
Dắt người → đội ngũ thực hiện
Kô đơ
Sáng suốt, …
Thực hiện các công việc khác

III. Tố chất
Theo lời bác Edison: để thành công 1 cái gì đó thì 99% nhờ vào nỗ lực của bản thân, còn 1% nhờ vào tài năng. Note: 1% tài năng là nhỏ, nhưng buộc phải có :D

Tư duy
Tư duy tổng hợp
Tư duy phân tích
Tư duy hệ thống
Tư duy logic
Tư duy quy luật
Tư duy sáng tạo → VIP

Tính cách
Cẩn trọng, chu toàn, chặt chẽ
Nhanh nhạy, tinh tế
Mạnh mẽ, quyết đoán
Kiên nhẫn, chịu đựng
Thần thái, thiên hướng, ...
Trời cho 1%, bản thân quyết định 99% → cần phải phát triển những tố chất này theo quan điểm tiềm năng của con người là vô hạn.

Leader
Tổng thể → cụ thể
Gốc → ngọn
Dài hạn → ngắn hạn
Tư duy tích cực
...

Có câu nói rất hay: đời người là để phát triển điểm mạnh chứ kô phải là khắc phục điểm yếu.

IV. Kiến thức chủ đạo
Tư tưởng chủ đạo
Tự học
Quản trị cuộc đời
Chân dung CEO

Quản trị chức năng dành cho leader → học để hiểu chứ kô phải học để làm.

V. Kinh nghiệm
Tự trải nghiệm
Chỉ có thể cho nhau được kiến thức, kô cho nhau được kinh nghiệm
Quản trị bản thân

VI. Điều kiện → 1 PRO-CEO
1.Khát vọng
2.Tố chất
Note: 2 thằng này là điều kiện cần
3.Kiến thức: nền tảng và chuyên sâu
4.Kinh nghiệm: sẽ phải bò qua giai đoạn Lúa-CEO → Pro-CEO
5.Quan hệ: ăn, chơi, làm, … :D
6.Đạo đức nghề nghiệp
Note: thằng 3 → 6 là vốn nghề

Ngoài ra, còn cần phải có: sức khỏe, phong thái, vốn sống, …

Khóa học IPL gần như chỉ cung cấp điều kiện thứ 3, còn việc chuyển hóa, xử lý là tùy thuộc vào mỗi cá nhân.

Chân dung “Lãnh đạo tầm vóc”
P/s: đối với các môn học về tư tưởng -> kô bắt bẻ các câu chữ và cũng kô chẻ sợi tóc ra làm 4! ^_^

1 comment: