Chuyển sang nhà mới, post lại bài này! ^^
I. MarNET?
Khi còn là sinh viên, tôi đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về search engine và google, đã giúp tôi hiểu sức mạnh to lớn của Internet về các vấn đề về online, internet mà VN đang vướng mắc. Các Doanh Nghiệp thiết web hiện tại ở Việt Nam chủ yếu là các chuyên viên về kỹ thuật, kiến thức marketing bập bõm nên khi tư vấn và thực hiện công việc cho khách hàng gặp nhiều khó khăn, nếu có làm thì cũng không thực sự đạt hiệu quả.
Khi gặp anh Nghĩa qua cuộc thi IPL của Học viện đào tạo doanh nhân PACE, chúng tôi đã trao đổi với nhau rất nhiều về online marketing và các góc nhìn khác nhau về online marketing tại Việt Nam. Và sau đó chúng tôi thành lập MarNET.
Chúng tôi đã nghiên cứu hơn 1000 website của Việt Nam và 98% là vi phạm những lỗi rất cơ bản về online marketing như: thiết kế, ứng dụng công nghệ không hợp lý, không tương thích với mô hình kinh doanh sẵn có của doanh nghiệp ...
Sau 6 tháng thành lập chúng tôi có những khách hàng lớn tin tưởng không phải về bề dày kinh nghiệm làm việc mà vì sự thuyết phục trong những nội dung chúng tôi tư vấn cho khách hàng về online marketing và thái độ làm việc nghiêm túc của chúng tôi.
II. Online Marketing ở Việt Nam và thế giới?
“Online Marketing không chỉ là hình thức quảng bá hình ảnh một công ty trên môi trường internet”
Online marketing rất phổ biến ở các nước có nền công nghệ thông tin phát triển như Nhật Bản, Mỹ... Ở Việt Nam trong vài năm gần đây khái niệm online marketing cũng được nhắc đến rất nhiều nhưng đa số chưa hiểu đúng và đầy đủ về online marketing.
Chính vì thế những người được gọi là làm online marketing ở Việt Nam mới dừng ở mức làm quảng cáo trên môi trường internet hoặc viral marketing chứ chưa có làm online marketing thực sự bài bản theo đúng nền tảng của nó. Online marketing ở Việt Nam đang trong thời kỳ sơ khai và còn rất nhiều cơ hội để phát triển.
Tương tự như marketing truyền thống với 4Ps ( Product, price, place, pronline marketingotion) làm nền tảng cho các công việc marketing mix thì nguyên lý nền tảng của online marketing là 4S (Scope, Site, Synergy, System). Nếu chưa thực sự hiểu một cách thấu đáo về 4S thì coi như chưa hiểu về online marketing và như thế sẽ làm online marketing bằng cảm tính hoặc bắt chước mà không sáng tạo đúng mức để đem lại hiệu quả thực sự cho doanh nghiệp.
VD: Bạn quảng cáo sản phẩm lên báo 1 trang báo điện tử có 10 triệu lượt truy cập hàng ngày. Bạn sẽ trả lời những câu hỏi sau như thế nào?
1. Trong 10 triệu lượt truy cập ấy có bao nhiêu khách hàng của tôi? Tôi đã quảng cáo cho đúng đối tượng khách hàng tiềm năng của mình chưa?
2. Khách hàng của tôi quan tâm à click vào banner quảng cáo họ sẽ đi đến đâu? 1 banner lớn hơn? Website của tôi?
3. Website của tôi đã thực sự là công cụ online marketing tốt chưa?
III. Đạo đức nghề nghiệp của online marketing?
Online marketing đòi hỏi người làm phải có sự hiểu biết về cả 2 lĩnh vực marketing và công nghệ. Xong người như thế ở Việt Nam mình còn quá hiếm. Vấn đề đạo đức kinh doanh đặt ra cho nghành này thì đúng nhưng giải quyết được nó trong giai đoạn này thì khó. Buộc người làm kinh doanh phải trung thực với chính mình, biết hướng đến lợi ích lâu dài và lợi ích chung của công đồng để làm việc cho đúng mực thôi.
Chính sự hiểu biết không đầy đủ của thị trường về online marketing (kiến thức nền tảng, công nghệ) tạo điều kiện cho nhiều người kinh doanh dịch vụ online marketing có những việc làm vi phạm vào đạo đức kinh doanh. Ví dụ như người ta gian dối hoặc dung “tiểu xảo” tạo lượng truy cập ảo để lừa khách hàng; hoặc số công ty thiết kế web nhiều như nấm nhưng họ lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng về công nghệ hoặc online marketing marketing nên họ làm web rất ẩu, chủ yếu để lấy tiền khách hàng 1 lần rồi thôi…
IV. Làm thế nào để hiểu online marketing là nghề mới và hấp dẫn?
Trước hết, để bước vào nghành online marketing bạn cần có kiến thức nền tảng về marketing và công nghệ. Vì online marketing là ứng dụng công nghệ trên môi trường trực tuyến để làm marketing. Và tối thiểu bạn cũng phải hiểu được và phân tích mô hình online marketing mix 4S.
Ở Việt Nam hiện nay, số người có được những kiến thức cơ bản này lại không nhiều, và lại càng ít người có kiến thức cả về marketing và công nghệ để có thế có những ý tưởng đúng mức cho việc thực hiện online marketing.
Dân số VN có trên 86 triệu, trong đó có trên 20 triệu dân (chiếm sấp sỉ 25% dân số) dùng internet và đang tăng trưởng nhanh chóng về số lượng; số tên miền .vn chưa tới 100.000, tỷ lệ doanh nghiệp VN có website chưa cao và nếu có cũng chưa đạt yêu cầu về online marketing, và cần nâng cấp. Và theo một số đánh giá không chính thức, thì doanh thu của thị trường quảng cáo trực tuyến đạt tới con số 500 tỷ VNĐ vào năm 2010, điều đó là chưa kể đến doanh thu của các dịch vụ online marketing khác như thiết kế website, copy-write ...
Như vậy. nghành online marketing có thể nói là ngành hot ở Việt Nam trong giai đoạn này. Các bạn trẻ năng động, nhạy bén về công nghệ vừa là khách hàng nhưng cũng chính là nguồn nhân lực tiềm năng để phát triển nghành này.
No comments:
Post a Comment