Tuesday, July 28, 2009

P1 - Overview(tiếp ...) - Hệ Thống Quản Lý Doanh Nghiệp

3. Các tư duy quản lý doanh nghiệp phổ biến
Các tư duy quản lý doanh nghiệp:
1. Quản lý thuận tiện
2. Quản lý hợp lý
3. Quản lý theo hệ thống/quy trình
Nhưng trên thực tế chỉ có:
- Quản lý DN = kinh nghiệm và trực giác
- Quản lý DN = khoa học


Quản lý thuận tiện
Quản lý thuận tiện sử dụng tư duy/phương pháp quản lý dựa vào năng lực và nghệ thuật của người quản lý cao nhất.

Các đặc trưng để nhận dạng:
- Mục tiêu của DN -> xuất phát từ mong muốn của người quản lý cao nhất
- Cơ cấu tổ chức/cơ chế vận hành -> thuận tiện với người quản lý cao nhất
- Cơ chế kiểm soát dựa vào lòng tin
- Quản lý tập quyền
- Gần như kô có tài liệu quản lý

Điểm qua 1 vài con số: 95% các DN ở Việt Nam là vừa và nhỏ, trong đó khoảng 91% các DN là quản lý thuận tiện.
-> Vậy, làm thế nào để đứng vững trong 1 "chuồng gà"? Giải pháp cho các DN Việt Nam?

Quản lý hợp lý
Quản lý hợp lý áp dụng tư duy/phương pháp quản lý(KH QL) phù hợp với mục tiêu/hoạt động/môi trường của DN

Quản lý hợp lý hướng tới:
- sự thống nhất, chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa và hợp lý trong tất cả các hoạt động của DN
- phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực của DN -> để đạt mục tiêu của DN

Tư tưởng cơ bản trong quản lý hợp lý -> phân bổ và sử dụng hợp lý các nguồn lực, nghĩa là: xem xét/tối ưu input để thực hiện các mục tiêu của DN. Đối với ngành dịch vụ, kô thể phân bổ và sử dụng hợp lý nguồn lực -> hướng tới QL theo hệ thống/quy trình.

Quản lý theo hệ thống/quy trình
Quản lý theo hệ thống/quy trình -> xem doanh nghiệp là một hệ thống làm gia tăng giá trị. Do đó, doanh nghiệp có đầy đủ nguyên lý cơ bản của hệ thống.
-> Doanh nghiệp là 1 hệ thống xã hội mở
-> Doanh nghiệp có các hệ thống con bên trong và là 1 phần của hệ thống lớn hơn bên ngoài
Nói nôm na: DN nằm trng 1 hệ thống ngành, hệ thống ngành nằm trong hệ thống kinh tế quốc gia, ... -> hệ thống lớn thay đổi sẽ tác động tới hệ thống con.

Khoe hàng vẽ = visio! ^^
Hình: Doanh nghiệp là 1 hệ thống

Doanh nghiệp làm gia tăng tăng giá trị thông qua quy trình chuyển đổi nguồn lực(input) thành sản phẩm/dịch vụ(output).

Vậy, quản lý theo hệ thống/quá trình áp dụng tư duy/phương pháp quản lý hệ thống để quản lý cac hoạt động của DN.
Hướng tới:
- sự thống nhat, tiêu chuẩn và hợp lý trong tất cả các hoạt động của DN
- việc phục vụ/thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng thông qua sản phẩm/dịch vụ(output)
- hướng tới: hiệu năng(efficiency), hiệu quả(effiectiveness) và giá trị gia tăng(value added)

Để đánh giá một công ty có 1 số các phương pháp sau:
1. ROE - Return On Equity -> đo lường 1 cách ngắn hạn
2. BSC - Balanced ScoreCard? -> đo lường dài hạn. Tôi sẽ có 1 topic riêng để nói về vấn đề này!

Để thỏa mãn khách hàng -> tạo được giá trị cho khách hàng. Xd hệ thống QL -> để thỏa mãn khách hàng được tốt hơn. Đối với các ngành dịch vụ -> đến từ nhân viên, đối với các ngành sản xuất -> đến từ sản phẩm. Do vậy đối với các ngành dịch vụ có câu: hãy coi nhân viên của bạn là thượng đế, :D

Quản lý theo hệ thống/quy trình luôn gắn với 1 slogan: ai đứng đằng sau quy trình của tôi -> người đó là khách hàng.

Chuỗi giá trị của Michael Porter -> 1 topic khác để nói chi tiết hơn!

Bài toán so sánh quản lý hợp lý và quản lý theo hệ thống/quá trình
He he, bài toán này hơi loằng ngoằng chút nhưng cực kỳ thú vị! Nó sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về 2 tư duy quản lý trên.

Một CEO được HDQT giao chỉ tiêu: trong năm 2008 sẽ đầu tư 10 tỉ -> cuối năm sẽ đạt được 40 tỉ doanh số. Hết năm 2008, CEO dùng hết 1 tỉ -> đạt được 8 tỉ doanh số.
-> Vậy, đồng chí CEO này đáng thưởng hay đáng phạt?
Xét theo tư duy quản lý hợp lý(phân bố và sử dụng hợp lý nguồn lực): HDQT đặt chỉ tiêu, 1 tỉ đầu tư -> 4 tỉ doanh số, mà đồng chí CEO này 1 tỉ -> đạt được 8 tỉ doanh số. Thưởng!
Xet theo tư duy theo hệ thống/quy trình: theo chỉ tiêu của HDQT tổng giá trị gia tăng là 40 tỉ đối với 10 tỉ đầu vào, mà đồng chí CEO này chỉ đạt tổng giá trị gia tăng là 8 tỉ doanh số + 9 tỉ đầu tư chưa sử dụng với 10 tỉ đầu tư ban đầu. Phạt!

Nếu tỉ lệ lợi nhuận là 50% trên doanh số, xét theo tư duy theo hệ thống/quy trình sẽ ntn?
10 tỉ -> 40 tỉ -> lợi nhuận: 20 tỉ(50% của 40 tỉ) -> tổng lợi nhuận thu lại là: 20 tỉ(đã sử dụng hết tiền đầu tư)
1 tỉ -> 8 tỉ -> lợi nhuận: 4 tỉ(50% của 40 tỉ) -> tổng lợi nhuận thu lại là: 13 tỉ(còn 9 tỉ tiều đầu tư)
-> Trong trường hợp này: CEO bị phạt!

Nếu tỉ lệ lợi nhuận là 25% trên doanh số, xét theo tư duy theo hệ thống/quy trình sẽ ntn?
10 tỉ -> 40 tỉ -> lợi nhuận: 10 tỉ(25% của 40 tỉ) -> tổng lợi nhuận thu lại là: 10 tỉ(đã sử dụng hết tiền đầu tư)
1 tỉ -> 8 tỉ -> lợi nhuận: 2 tỉ(25% của 40 tỉ) -> tổng lợi nhuận thu lại là: 11 tỉ(còn 9 tỉ tiều đầu tư)
-> Trong trường hợp này: CEO được thưởng!

Do vậy, khi lập kế hoạch và thực hiện cần tính toán chi tiết và cẩn thận các con số -> tránh trường hợp, càng làm càng lỗ, doanh số lớn nhưng lợi nhuận gần như kô có.

4. Hệ thống quản lý doanh nghiệp
Các tư duy/phương pháp quản lý doanh nghiệp khác nhau dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về hệ thống quản lý doanh nghiệp. Do vậy có rất nhiều định nghĩa khác nhau, chốt lại cái định nghĩa nôm na như thế này: tư duy/phương pháp quản lý doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu/hoạt động/môi trường của DN được viết thành tài liệu QL mà toàn DN phải thực hiện/tuân thủ nhằm đạt được các mục tiêu của DN.

Một số các tài liệu cơ bản:
1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
2. Chính sách
3. Thủ tục vận hành tiêu chuẩn(SOP)
4. Quy trình hoạt động
5. Bản mô tả nhiệm vụ phòng/ban
6. Bản mô tả công việc cá nhân
7. Sổ tay/cẩm nang chuyên môn

Phù, mệt! Hiện tại đã xong phần Overview! ^^

1 comment:

  1. thanks namtroi nhé! Tiếp tục post cho mọi người cùng tham khảo nhé. Mặc dù không được trực tiếp nghe giảng nhưng tui cũng hay xem bài viết của cậu, học cũng được nhiều, một số thứ thì chỉ mới xây dựng được ý niệm ban đầu! ^^

    l...

    ReplyDelete