Tuesday, July 14, 2009

Thu hoạch - Bàn về sự học!

Đề bài: Tại sao cần phải bàn về sự học? Theo bạn, sự học như thế nào sẽ giúp một cá nhân, một tổ chức hay một dân tộc thành công? Hãy lý giải những luận điểm của bạn!

Bài làm: Bài này vẫn được bám vào tư tưởng của Fukuzawa Yukichi, nhưng có thêm sự chia sẽ của thầy GTT.

 Lần đầu tiên được gặp thầy Giản Tư Trung tại học viện PACE khi tham dự vòng thi số 4, được thầy chia sẻ rất nhiều vấn đề, trong đó một câu nói mà tôi nhớ nhất và cũng làm tôi sung sướng nhất. Đây chính là điều đã giải đáp mọi thắc mắc của tôi từ bấy lâu nay:

“Ông trời không sinh ra người đứng trên người

Ông trời không sinh ra người đứng dưới người

Tất cả, đều do sự học mà ra”

Fukuzawa Yukichi

Từ hồi bé tôi đã thắc mắc. Tại sao bạn kia có cái đó mà mình lại kô có? Tại sao nhà kia lại lớn như thế mà nhà mình lại nhỏ bé quá? … Đến khi lớn hơn một chút. Tại sao có những doanh nhân giỏi như thế? Tại sao có những doanh nghiệp phát triển như thế? … Cho đến khi tôi được tham dự cuộc hội thảo tại Thái Lan – lần đầu tiên tôi được ra nước ngoài mở mang tầm mắt. Tôi được gặp gỡ và giao lưu với rất nhiều người bạn đến từ các nước khác nhau, khi về đến nhà tôi luôn băn khoăn. Tại sao các bạn ấy lại bản lĩnh như thế? Các bạn ấy có ăn và uống cái gì khác chúng ta không? Tại sao nước Mỹ lại giàu có và hùng mạnh đến như vậy? Tại sao nước Nhật cũng là người Châu Á như chúng ta lại văn mình và phát triển đến như vậy? Tại sao? …

Và cuối cùng tôi cũng đã tìm ra được câu trả lời chính xác nhất: “Ông trời không sinh ra dân tộc này đứng trên dân tộc kia. Ông trời không sinh ra dân tộc này đứng dưới dân tộc kia. Tất cả đều do sự học của mỗi dân tộc mà ra.”

Bàn về sự học, hầu hết các bạn và các em cùng lứa với chúng tôi đều được học rất nhiều. Từ toán, lý, hóa, sinh, sử, địa, … rồi học thêm, học bồi dưỡng nâng cao, học đội tuyển. Học để thi vào trường cấp 3, vào được cấp 3 rồi lại học để vào đại học, vào được đại học rồi lại học để được cấp bằng, … Tôi đã làm thử một phép tính nhẩm: “1 sinh viên học đại học 1 tháng tiêu tốn khoảng 1 triệu. Trong 1 năm học đại học, sinh viên đó tiêu tốn khoảng 10 triệu và 4 năm học đại học cho đến khi ra trường là 40 triệu. Số tiền đó quả thực là không nhỏ, thế nhưng có biết bao bạn sinh viên khi ra trường làm trái ngành nghề, kô sử dụng một chút kiến thức nào đã được học trong trường, lãng phí thời gian và tiền bạc vô ích.” Hầu hết các bạn sinh viên được hỏi: “Học đại học xong sẽ làm gì?”, trả lời: “Chẳng biết nữa, học xong rồi sẽ tính”.

Vậy thì, nguyên nhân do đâu? Cốt lõi của vấn đề nằm ở đâu?

Đó là do, bản thân mỗi người chưa làm chủ quá trình học của mình bằng “công nghệ quản trị sự học 2W1H”.

2W1H là gì?

2W1H là một hệ thống các câu hỏi:

“Why – tại sao học, Học để làm gì” (mục tiêu học)

“What – Học cái gì để đạt được mục tiêu đó?” (nội dung học)

“How – Học như thế nào?” (phương pháp học)

Thầy Giản Tư Trung

Và trật tự của chuỗi câu hỏi này là không thể đảo ngược.

Why to “học”?

Sự học, giáo dục hay mọi hành động, việc làm cụ thể đều phải bắt đầu từ những mục tiêu rõ ràng, cụ thể và thuyết phục. Trong câu chuyện cổ tích “Alice lạc vào xứ sở thần tiên”, cô bé Alice bị lạc vào một xứ sở thần tiên và cô chạy mãi, chạy mãi cho đến khi gặp một con mèo, câu chuyện được diễn ra như sau:

Alice hỏi mèo: Mèo ơi, ta phải đi đường nào bây giờ?

Mèo hỏi lại: Thế bạn muốn đi đâu?

Alice trả lời: Ta cũng chẳng biết nữa.

Mèo mới trả lời: Đi đâu cũng không biết, vậy thì bạn đi đường nào chẳng được.

Một mục đích không rõ ràng, hệ quả là một con đường để thực hiện không rõ ràng và hậu quả tất yếu là một kết quả tồi.

Trả lời cho câu hỏi “Tại sao học?” tự bản thân mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia sẽ có những mục tiêu rõ ràng, cụ thể để có thể phát triển, phấn đấu. Và điều quan trọng, tự bản thân mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia sẽ phải tự trả lời câu hỏi đó, mọi nhân tố xung quanh chỉ là chất “xúc tác” để có một câu trả lời rõ ràng và chính xác hơn.

What to “học”? & How to “học”?

Trong quá trình học tập, được làm việc tại một số các công ty lớn nhưng tôi để ý rất nhiều các bạn sinh viên khi làm việc rất hay ngụy biện cho lỗi lầm của mình bằng câu nói “Cái đó mình chưa được học. Trường mình không dạy cái đó”. Nhưng cũng có bạn cùng trường, cùng lớp với các bạn đó xử lý mọi việc đều suôn sẻ thì sao? Vậy thì các bạn đợi đến khi nào mới học những cái đó?

Ngay cả khi đã xác định được mục tiêu của mình rồi, thế nhưng chỉ nằm chờ một cách thụ động rồi đợi quả sung nó rơi vào miệng thì mãi mãi không bao giờ thành công. Nếu có cũng chỉ là sự may mắn mà thôi.

Tục ngữ có câu: “Tiên trách kỷ - Hậu trách nhân”, trong việc học của bản thân mỗi cá nhân đều suất phát từ bản thân, kô thể ngụy biện và đổ lỗi cho người khác được. “Chỉ có học thực, mới có năng lực thực; chỉ có năng lực thực, mới có thể làm thực; chỉ có làm thực, mới có thể tạo ra giá trị thực; chỉ có tạo ra giá trị thực, mới có thể sống thực. Tất cả, bắt đầu từ thực học.” – Thầy Giản Tư Chung. Và để có thực học, bản thân mỗi người phải làm chủ sự học của mình, không ai có thể làm thay bản thân mỗi người điều này.

Vậy:

“Ta là sản phẩm của chính mình”

Thầy Giản Tư Chung

Ta là sản phẩm của chính mình?

Để thay đổi việc học của một tổ chức đã khó, đối với một dân tộc, một đất nước càng khó khăn hơn. Vậy tại sao không bắt đầu thay đổi sự học của chính mình? Điều đó chỉ phụ thuộc vào bản thân của mỗi người, có muốn hay là không?

Trước đây tôi cũng suy nghĩ và nghiên cứu về nền giáo dục cho đất nước? Làm thế nào để cải thiện được sự học cho mỗi cá nhân, tiếp theo đó là cho mỗi gia đình, tổ chức và cuối cùng là đất nước. Và hiện tại tôi đã tìm ra được phương thuốc cho cá nhân và gia đình khi được đọc quyển sách “Em muốn đến Harvard để học kinh tế” – phương pháp giáo dục khoa học cho trẻ nhỏ, cung cấp cho trẻ kỹ năng tự học và tự phát triển bản thân một cách toàn diện.

Còn hiện tại, các bạn còn đợi gì nữa? Hãy thay đổi đất nước bằng chính thay đổi trong sự học của các bạn.

6 comments:

  1. Chà, anh viết hay quá. Tiếp tục post cho em học với anh nhé. Hì hì

    ReplyDelete
  2. thank anh ! Anh Nam cho em xin post lại bài viết này trên diễn đàn phanxa.com nhé, em sẽ ghi rõ nguồn !

    ReplyDelete
  3. 2 Sơn! Mục đích của anh là chia sẻ mà nên việc này thoải mái!

    ReplyDelete
  4. Giá mà thằng em trai em đủ "công lực" để hiểu điều này --> "Ta là sản phẩm của chính mình"

    ReplyDelete
  5. 2 Hùng! Việc học kô bao giờ là muộn cả. Quan trọng là phải nhận thức được điều đó -> gần như trở thành một con người mới hoàn toàn khác. Cố gắng nhé!

    ReplyDelete
  6. Keep up the goodwork , I read few postson thisweb siteand Iconceive that your blogis veryinteresting and hassetsoffantasticinformation. bàn ăn công nghiệp

    ReplyDelete